Nên hạn chế ăn các bộ phận này của heo nếu không muốn tiền mất tật mang

Thịt heo là một loại thịt vô cùng cần thiết cho cơ thể do chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, nhưng không phải bộ phận nào của chúng cũng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Song, ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam người dân lại rất thích ăn những bộ phận này của heo. Thực trạng này quả thật rất đáng báo động, vì không phải người dân nào cũng thực sự hiểu về sự nguy hiểm của chúng. Chính bởi lý do đó hãy cùng Ubofood tìm hiểu về các bộ phận của heo nên hạn chế ăn và đưa ra những quyết định đúng đắn trong khi mua sắm nhé.

Xem thêm: Bật mí 5+ cách khử mùi hôi thịt heo – chị em phải biết.

Nâm lòng, dồi, gan, tim, rau răm, ớt

Óc heo

Bộ phận đầu tiên trong thực đơn các bộ phận của heo nên hạn chế ăn là óc heo một loại thực phẩm rất được các mẹ bỉm sữa tin dùng vì quan niệm “ăn gì bổ nấy” của các mẹ. Niềm tin này là có cơ sở khi óc heo được biết tới là một loại thực phẩm chứa nhiều canxi, phốt pho, axit béo, omega 3, các chất có lợi cho hệ thần kinh, cùng các chất chống oxy hóa – những chất này rất có lợi trong việc bảo vệ não người và tủy sống.

Tuy nhiên có một sự thật rằng cứ 100g óc heo thì lại chứa tới 3000mg cholesterol (cao gấp 8 lần lượng cholesterol được phép tiêu thụ mỗi ngày), óc heo khiến người ăn bị béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Vì vậy cần hạn chế ăn bộ phận này của heo, không nên làm dụng chúng nhất là đối với trẻ em, để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Óc heo được nấu với ngãi cứu và gừng ở trong một tô lớn màu trắng

Gan heo

Gan heo – món ăn nhậu phổ biến của người Việt vì vị bùi béo của nó. Hơn nữa, loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương… các chất rất tốt cho cơ thể con người.

Tuy nhiên, gan heo cũng là nơi chứa các chất độc hại như chất tăng trưởng và các loại độc tố, nguyên nhân có thể do đàn heo không được vệ sinh tốt, do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc hay nhiều chất tăng trọng, gây nguy cơ nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Vì vậy gan heo là bộ phận thứ hai trong danh sách những bộ phận nên hạn chế ăn của heo – bộ phận mà chúng ta nên hạn chế ăn, để tránh nguy cơ nhiễm độc tố từ gan heo hay nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Các miếng gan heo đã được cắt mỏng và xếp hoa cạnh một chén nước chấm mắm ớt thơm ngon

Phổi heo

Phổi heo là bộ phận ít người ăn, nhưng không phải là không có. Nó là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố do heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi heo và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy nên hạn chế ăn bộ phận này của heo hoặc nếu có thể thì đừng ăn chúng vì rất dễ bị ngộ độc nếu ăn nó.

Cái miếng phổi heo đã được cắt mỏng

Mỡ heo

Mỡ heo là thực phẩm quen thuộc mà chúng ta dễ bắt gặp ở trong các món ăn vặt đường phố như bánh tráng trộn hay tóp mỡ trong tô bún bò. Mặc dù phổ biến là vậy nhưng mỡ heo lại là một bộ phận nữa mà chúng ta nên hạn chế ăn bởi bản chất của nó là các axit béo đã bão hòa nên rất khó để tiêu hóa, nhất là đối với người lớn tuổi, trẻ em hay người có “bụng yếu”.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, người bị tiểu đường cũng không nên ăn nhiều mỡ heo vì thực phẩm này khiến cholesterol trong máu tăng cao. Hơn nữa, người ăn kiêng hoặc bị béo phì cũng nên hạn chế ăn bộ phận này của heo, thậm chí là cắt nó ra khỏi khẩu phần ăn vì nó sẽ làm bạn khó giảm cân và gây mệt mỏi vì chưa quá nhiều chất béo.

Mỡ heo đang được nấu chảy trong nồi

Bì heo

Bì heo là “hàng xóm” của mỡ heo vì vậy nó cũng có những thành phần khó hấp thu như “người hàng xóm” của nó. Thành phần chủ yếu trong bì heo là   Protein, là một chất rất khó tiêu. Hơn nữa, nó chứa rất nhiều cholesterol xấu sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì dù có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp.

Chưa hết, đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên nếu không được cạo lông và chế biến sạch sẽ, nó sẽ là ổ chứa rất nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh cho người.

Vì vậy nên liệt kê bì heo ngay lập tức vào danh sách những bộ phận nên hạn chế ăn của heo, nếu có thể thì nên cắt giảm nó ra khỏi khẩu phần ăn.

Bì heo đã được chiên giòn và tẩm gia vị có màu vàng óng bắt mắt

Lòng già, lòng non

Dân ăn nhậu thường có một câu nói vui với nhau là “miếng dồi là đầu câu chuyện” chỉ việc một bữa nhậu không thể thiếu lòng, dồi. Chúng ta có thể bắt gặp loại nội tạng này ở bất cứ quán nhậu, bún đậu hay cháo lòng nào. Lòng heo được biết tới là một loại thực phẩm chứa nhiều đạm nên nó là loại  thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Thế nhưng, giống như các nội tạng khác lòng heo cũng chứa rất nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol trong máu quá cao hay rối loạn chuyển hóa.

Nghiêm trọng hơn, nếu lòng heo không được chế biến sạch sẽ và nấu chín đúng cách, nó sẽ là một “ổ vi khuẩn” nơi ở của hàng loạt vi khuẩn nguy hiểm như khuẩn E.Coli, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,…

Chính vì vậy hãy cho nó vào danh sách những bộ phận của heo nên hạn chế ăn ngay bạn nhé. Khuyên bạn đừng nên ăn thường xuyên, hãy đảm bảo rằng nó vừa đủ cho cơ thể của mình.

Đĩa lòng và rau răm đang được đặt ở trên bàn

Tiết canh

Top 1 trong danh sách những bộ phận nên hạn chế ăn của heo là tiết canh heo được biết tới như là một món phổ biến, ở một số địa phương nó được xem như là quốc túy ẩm thực, nhưng nó cũng là món độc hại nhất. Không những không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào, mà ăn tiết canh heo còn có nguy cơ nhiễm độc từ chính con vật mắc bệnh và nhiễm giun sán. Hiện nay, heo có nguy cơ mắc nhiều bệnh từ nhiều đợt dịch như tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, nhiễm ký sinh trùng… nên ăn tiết canh sống rất nguy hiểm.

Ở Việt Nam, Tỷ lệ tử vong khi ăn tiết canh heo là khoảng 7%, và 70% khác là đến từ các loại bệnh vô cùng nguy hiểm như liên cầu khuẩn trên heo, lở mồm long móng,… Vì vậy chúng ta nên “mạnh tay” loại bỏ nó ra khỏi khẩu phần ăn của gia đình mình ngay nhé.

5 chén tiết canh đang được đặt trên bàn với rau răm và chanh ăn kèm

Trên đây là danh sách các bộ phận của heo mà chúng ta nên hạn chế hoặc nếu có thể thì đừng ăn chúng để tránh “tiền mất tật mang” đã không tốt cho sức khỏe mà còn rước bệnh về nhà. Hãy nhớ phải luôn yêu thương và chăm sóc bản thân những độc giả của Ubofood nhé.

Xem thêm: Mua thịt heo sạch ở đâu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *