Phân biệt gạo lứt đen, đỏ và nâu
Gạo lứt là gì
Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt, chỉ bỏ đi phần vỏ trấu cứng bên ngoài không thể ăn, còn lớp vỏ cám, mầm gạo và phần nội nhũ vẫn được giữ lại. Chính nhờ các thành phần này được giữ nguyên vẹn mà gạo lứt có thể giữ nguyên được những giá trị dinh dưỡng vốn có. Gạo lứt có nhiều loại và người ta thường phân biệt gạo lứt bằng màu sắc.
Xem thêm: Gạo lứt là gì? So sánh gạo lứt với gạo trắng
Phân loại gạo lứt
Có nhiều cách để phân biệt gạo lứt, nhưng người ta chủ yếu dựa vào chất liệu hoặc màu sắc của gạo. Trong bài viết này Ubo sẽ tập trung phân biệt các loại gạo lứt dựa theo màu sắc, bao gồm: Gạo lứt thường (nâu), gạo lứt đen, gạo lứt đỏ.
Xem thêm: Có mấy loại gạo lứt. Ăn gạo lứt nào để giảm cân
- Gạo lứt thường (nâu): Gạo lứt thường có màu nâu ngà, ruột trắng – là loại gạo được sản xuất nhiều nhất trên thị trường nhưng chất dinh dưỡng không bằng gạo lứt đen hay đỏ.
- Gạo lứt đen: Gạo lứt đen hay gạo lứt tím than là một giống gạo quý hiếm cổ xưa, chỉ có tầng lớp quý tộc ở Trung Quốc cổ đại mới được dùng. Lớp vỏ cám bên ngoài của hạt gạo có màu đen bóng, bọc phần tinh bột màu trắng bên trong. Loại gạo này chứa nhiều chất xơ, cũng như dưỡng chất tốt cho cơ thể nó cũng dễ phân biệt nhất trong các loại gạo lứt vì màu sắc đặc trưng của nó.
Xem thêm: Công dụng “thần thánh” của gạo lứt đen
- Gạo lứt đỏ: Để phân biệt gạo lứt đỏ người ta thường nhìn vào màu màu nâu đỏ ở lớp áo và khi cắn ra sẽ thấy bên trong là phần tinh bột màu trắng. Nhiều người nhầm lẫn nó với gạo huyết rồng và cũng nhầm lẫn luôn về việc gọi gạo huyết rồng là gạo lứt. Gạo lứt đỏ rất tốt cho người tiểu đường nhưng gạo huyết rồng thì không, hãy lưu ý khi mua nó.
Xem thêm: Phân biệt gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng
Cách phân biệt gạo lứt đen, đỏ và nâu
Về hương vị
Một phương pháp nổi bật nữa để phân biệt gạo lứt là dựa vào hương vị, các nhà ẩm thực họ cho rằng: “Gạo lứt đen ăn vào sẽ ngon hơn là gạo lứt đỏ và gạo lứt bình thường vì độ ngọt và hương vị đặc trưng”
- Gạo lứt đen có độ mềm dẻo và hương vị thơm ngon đặc biệt. Loại gạo này rất dễ nấu, không cần phải ngâm trước khi nấu. Khi chín hạt cơm rất dẻo, có vị ngọt tự nhiên, được xếp vào hàng “top”, và được săn lùng gắt gao trên thị trường gạo hiện nay.
- Gạo lứt đỏ thì mất nhiều thời gian hơn để nấu, khi nấu cần ngâm gạo khoảng 12 – 24 tiếng thì khi nấu lên cơm mới mềm dẻo và thơm. Việc ngâm gạo lâu cũng là cách để tận dụng hết nguồn dưỡng chất bên trong gạo.
Về thành phần dinh dưỡng
Các loại gạo lứt khác nhau có thành phần dinh dưỡng khác nhau, nhưng có thể thấy sự khác biệt rõ rệt khi ta phân biệt gạo lứt đỏ, đen với gạo lứt thường. Nếu gạo lứt thường có số calo thấp – khi ăn sẽ nhanh đói, thì 2 loại còn lại có lượng calo cao – phù hợp với người đang giảm cân. Ngoài ra gạo lứt đen còn không chứa đường, nhưng có rất nhiều dinh dưỡng, nên nó rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Loại gạo | Gạo lứt đỏ | Gạo lứt đen | Gạo lứt nâu (thường) |
Calories | 167 | 160 | 89 |
Cacbohydrat (g) | 34 | 32 | 33 |
Đường (g) | 0.38 | 0 | 0.2 |
Chất xơ thực phẩm (g) | 1.58 | 1 | 2 |
Chất béo (g) | 1.31 | 1.5 | 1 |
Protein (g) | 3.57 | 4 | 6 |
Sắt (mg) | 5% | 6% | 4% |
Về công dụng
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt gạo lứt đen và gạo lứt đỏ về hình thái bên ngoài, nhưng nhìn chung cả hai đều là loại gạo mang lại giá trị dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Chúng đều có tác dụng:
- Giảm cân: không chỉ gạo lứt đen, gạo lứt đỏ mà gạo lứt thông thường cũng chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn kiêng giảm cân nào. Ăn gạo lứt giúp tăng lượng chất xơ cho cơ thể, nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống trong dạ dày, tạo cảm giác no và no lâu hơn. Kiểm soát cơn đói tốt là chìa khóa để giảm cân thành công.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Gạo lứt đen đỏ được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình, giàu chất xơ và protein. Chúng làm chậm tốc độ hấp thụ đường vào máu, do đó lượng đường trong máu không tăng đột biến trong và sau khi ăn. Những yếu tố này góp phần làm cho việc ăn gạo lứt không gây ra các biến chứng bất lợi cho bệnh nhân đái tháo đường mà ngược lại giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: Các dưỡng chất có trong gạo lứt đỏ đen giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch và giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch…
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt rất tốt cho quá trình tiêu hóa và bài tiết, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy. Đồng thời giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Vì sao cần phân biệt gạo lứt?
Nói tóm lại, tất cả các loại gạo lứt đều tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân. Tuy nhiên tùy vào nhu cầu của cơ thể, mà chúng ta sẽ phải lựa chọn những loại gạo khác nhau vì vậy cần trang bị tốt các kiến thức để phân biệt gạo lứt. Chẳng hạn như trong gạo lứt đen có chứa hợp chất anthocyanin – chất chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư thì sẽ hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên gạo lứt đỏ cũng có những chức năng tương tự, dù nó rẻ hơn gạo lứt đen rất nhiều. Chính vì vậy tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu mà hãy đưa ra những sự lựa chọn thông minh nhất cho gia đình của bạn.
Xem thêm: Công dụng “thần thánh” của gạo lứt đen